• Nhật ký hành hương đất Phật - 3

     

    Nhật ký hành hương đất Phật

    (Tiếp theo và hết)

      ....

     

     

    29/12/2010 : đi Kushinagar, nơi đức Phật nhập Niết bàn, ở rừng sala. 

    Ổ đây chúng tôi được đảnh lễ tượng đức Phật nằm. Khách thập phương đến đây chiêm bái rất đông, có người đang dán vàng lá vào gót chân Phật.

     

    Thượng Tọa giảng : Ý nghĩa của Niết Bàn là nơi con người không còn bị xáo động nữa, không còn bị hủy diệt nữa. 

     

    Bốn đức tính của Niết Bàn là: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

     

    Thường : là bất biến.

    Lạc : Đời là khổ đau. Tu không phải để cảm thọ khổ đau mà để cảm thọ lạc.

    Ngã : Tu tập để đạt đến vô ngã, nhưng kết qủa cuối cùng của tu học lại vẫn là Ngã. Phải diệt cái ngã để đi đến Chân Ngã.

    Tịnh : Niềm vui ở đời không thật vì chỉ có giá trị tạm bợ trong một đời thôi. Tu học là để đạt đến niềm vui tuyệt đối.  Thế giới ta đang sống bị ô nhiễm bởi những phiền não trong tâm. Bằng cái tâm ô trược thì không làm sao nhìn thấy được sự thanh tịnh của đất Phật. Phải gột rửa tất cả các phiền não này thì đạt được Tịnh.

     

    Cây sala kiên cố, có sức chịu đựng dẽo dai qua 4 mùa, qua ngàn năm, vì thế rừng sala này còn có tên là Kiên Cố lâm. Đức Thế Tôn chọn nơi đây để nhập Niết Bàn.

    Khi Phật đến khu rừng sala này, thì lá các cây sala chuyển màu sang màu xám.  Không hiểu vì sao ?

     

    đây người thợ rèn tên Thuần Đà (Cunda) dâng Phật tô cháo nấm.  Phật biết là nấm độc, cực độc.  Các đệ tứ của Phật hết sức lo cho Thuần Đà.  Trong cuộc đời thọ nhận cúng dường của đức Phật, có hai lần là quan trọng nhất : trước khi Phật thành đạo (nàng Sujata cúng dường sữa) và khi Phật nhập Niết Bàn (Thuần Đà). Sau khi Phật nhận tô cháo cúng dường do Thuần Đà dâng, Thuần Đà liền chứng được quả « bất thoái ». Thuần Đà cúng dường Đức Như Lai với ý chí duy nhất được Phật thâu nhận vào hàng thánh chúng.

     

    Đức Phật nhập Niết Bàn trong khi nằm thiền định, nằm nghiêng bên tay phải, đầu hướng về bắc, mặt hướng về tây, miệng mỉm cười. Lúc đó đức Phật 80 tuổi.

    Trong suốt 45 năm cuối đời của đức Phật,  Ngài đã đi chu du khắp vùng hạ lưu và phụ lưu sông Hằng để giảng Pháp. Lời giảng dạy của Ngài lúc nào cũng phù hợp với trí tuệ hiểu biết của quần chúng. Khi ngài A Nan lo lắng sẽ không còn Thầy để dẫn dắt, đức Phật đã trả lởi « Các lời giảng dạy của ta từ bấy lâu nay sẽ là Thầy của các ngươi ».

     

    Tháp Trà Tỳ : nơi hỏa táng đức Phật.  Bảy ngày sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, thì thân Phật được thiêu trên giàn củi trầm. Công việc trà tỳ Phật đã căn dặn trước là để cho các cư sĩ tại gia lo, đó là các cư sĩ của bộ tộc Mạt La. Nhưng đến khi châm lửa thì không sao châm lửa được, nên phải chờ ngài Ma Ha Ca Diếp.  Ma Ha Ca Diếp đã tức tốc trở về, và lúc đó chân của đức Thế Tôn đã tự nhiên thò ra ngoài để cho ngài Ma Ha Ca Diếp đảnh lễ và sau đó giàn củi đã tự nhiên phát lửa (Kinh Đại Bát Niết Bàn nam truyền và bắc truyền, Kinh Trường A Hàm).

     

    Nghỉ đêm tại Patna

     

    30/12/2010 : Sáng sớm rời Patna, trên đường về New Delhi, viếng đền Taj Mahal bên sông Yamuna ở Agra. Đền này được xếp hàng thế giới kỳ quan thứ 7. Đây là nhà mồ tòan bằng đá cẩm thạch trắng do vua Shah Jahan, của xứ Mughal, xây cho vợ là hoàng hậu Mumtaz Mahal, vào thế kỷ thứ 17. Công trình xây cất mất 22 năm mới xong, toàn bằng đá cẩm thạch trắng, (đá tảng, chứ không phải đá đúc). Hoàng hậu Mahal đã trút hơi thở cuối cùng sau khi sinh hạ đứa con thứ 14. Vua Shah Jahan quá thương vợ nên muốn xây một nhà mồ cho vợ mà muôn đời ai ai cũng phải nhắc đến, để bất tử hóa mối tình của ông ta dành cho vợ.

     

     Shopping”... Rời Agra đi New Delhi, nghỉ đêm tại New Delhi, ở khách sạn Country Inn

     

    31/12/2010:  Sáng, viếng viện Bảo Tàng quốc gia Ấn Độ ở New Delhi, đảnh lễ Xá Lợi của Phật được chưng bày ở đây. Xá Lợi này được tìm thấy do một nhà khảo cổ người Pháp vào năm 1918 tại Uttar Pradesh.   Sau khi hỏa thiêu, tro của Phật đã được chia ra cho 8 nước trong 16 nước của thời đó, và một trong 8 nước này là Ca Tỳ La Vệ. Đây là Xá Lợi thuộc thành Ca Tỳ La Vệ.  Xá Lợi khi được tìm thấy (khai quật) được đựng trong bình đá, có ba ngăn, có khắc những dòng chữ như trong các tài liệu ghi chép thời vua A-Dục. Xá Lợi của Phật được chưng bày ở đây trong một ngôi tháp nhỏ bằng vàng khối do vua Thái tặng cho Viện Bảo tàng.

     

    Shopping”.

     

    Tối 31/12/2010: Rời khách sạn. Các nhóm từ Việt-Nam và Úc Châu, thì đi trước chúng tôi vài tiếng đồng hồ lúc 7 giờ tối. Còn chúng tôi, các nhóm đến từ Âu Châu đều cùng lấy máy bay về Amsterdam, để rồi từ đó ai về nhà nấy !

     

    Chúng tôi chia tay nhau trong phi trường Amsterdam, trong một bầu không khí đầy quyến luyến sau hơn 15 ngày sống bên nhau. Mọi người trao đổi cho nhau nào số điện thọai, nào địa chỉ bưu điện, nào địa chỉ e-mail để còn mong giữ được mối liên lạc với nhau. Chúng tôi cũng chúc mừng năm mới cho nhau, vì hôm đó là ngày 01 tháng  Giêng tây lịch.

     

    Có một điều làm cho tôi cảm thấy hết sức xót xa trong lòng trong chuyến đi hành hương này. Bên cạnh những cảnh lầm than, nghèo đói của dân chúng nơi đây, cũng như ở Việt-Nam ta mỗi lần tôi nghĩ đến, tại sao các chùa Việt-Nam ở đây lại xây cất, lộng lẫy, xa hoa đến như thế ! Tôi tự hỏi “Đức Phật nghĩ như thế nào ?” Với bao nhiêu tiền của hoang phí xa xỉ đó, có thể làm được những công cuộc từ thiện quy mô, và có quy hoạch về lâu về dài.  Đáng buồn thay !

     

    Tôi về đến nhà (Périgueux, Pháp) lúc 3 giờ chiều ngày thứ bảy 01/01/2011. Sau khi thắp nhang trên bàn Phật để cảm tạ chư Phật đã cho phép tôi đi hành hương bình an vô sự, tôi liền mở máy ordinateur để “trình diện” với bà bác sĩ bạn của tôi, cho bà ta biết rằng tôi đã đi về binh yên. Bà ta trả lời ngay “Rất mừng được biết bạn đi về bình an. Phải có một đức tin mãnh liệt mới có thể đi như vậy, tôi hết sức khâm phục bạn.”  Bổng nhiên tôi cảm thấy nhói trong tim. Có thật là tôi có một đức tin “mãnh liệt” không? Không, đây chỉ là một quyết định cẩu thả, thiếu suy nghĩ của riêng tôi mà thôi  !!!

     

    Lạy Phật, con xin chí thành sám hối ! ” Tôi tha thiêt cầu nguyện thầm trong tâm tôi.

     

    Trong suốt cả tuần liền, âm điệu của một bài hát rất đơn sơ và rất dễ thương, cứ văng vẳng trong đầu và trong tai tôi:

     

    Ai nói gì thì ta cứ nghe… Nghe sâu hiu thấu, thương nhiu… Ta ngồi ta thở thật sâu, Đau buồn chuyển hóa thật mau… Tang tình tang tính tình tang …”

     

    Đó là bài hát mà quý Thầy hay xướng lên và chúng tôi đã hát theo, trên các đoạn đường dài trên xe ca.

     

    Trên đây tôi đã ghi lại hết sức trung thực những gì tôi đã ghi nhận được và một vài cảm nghĩ của riêng tôi.

     

    Tôi xin thân mến gởi đến các bạn đã cùng đi hành hương trong chuyến này với tôi, và xin cầu chúc các bạn cùng gia đình được thân tâm an lạc, với mỗi ngày một niềm vui trong năm Tân Mão sắp tới và tôi mong có ngày chúng ta sẽ còn được gặp lại nhau.

     

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ ” mà, phải không các bạn ?

     

     

     

    Kitty

    Périgueux, 28/01/2011

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


  • Commentaires

    1
    Nguyen
    Jeudi 30 Juin 2011 à 22:07
    chuà Viet Nam
    tại sao các chùa Việt-Nam ở đây lại xây cất, lộng lẫy, xa hoa đến như thế ! Tôi tự hỏi “Đức Phật nghĩ như thế nào ?” Với bao nhiêu tiền của hoang phí xa xỉ đó, có thể làm được những công cuộc từ thiện quy mô, và có quy hoạch về lâu về dài. Đáng buồn thay ! J'ai le même sentiment que vous, quand je serai à Bodhgaya, je préfèrai de loger dans un petit temple Chanh
    • Nom / Pseudo :

      E-mail (facultatif) :

      Site Web (facultatif) :

      Commentaire :


    Suivre le flux RSS des commentaires


    Ajouter un commentaire

    Nom / Pseudo :

    E-mail (facultatif) :

    Site Web (facultatif) :

    Commentaire :