•  

     

    La Première Foudre de la Saison

     

    Traduction réalisée par Kitty

     

     

     

     

    J’ai une phobie que je n’arrive pas à surmonter, c’est la peur de la foudre. Je ne crains pas celle qui déchire le ciel et qui amène avec elle des pluies diluviennes, mais plutôt celle dont les grondements et les échos se succèdent à travers les vallées, éclatant depuis un horizon rougeâtre à la fin d’une journée de chaleur étouffante annonçant l’arrivée de l’été, comme aujourd’hui.

    Je n’ai jamais su d’où me vient cet état d’âme, mais chaque année à l’arrivée des premiers jours d'été, la vue d'un tel spectacle fait remonter en moi un souvenir qui a mis fin à mon enfance au village natal. Une anecdote insignifiante mais qui a transformé précocement ma vie de pré-adolescent en celle d’un adulte, comme un jeune fruit qui a trop tôt quitté sa branche avec encore sa robe veloutée et poudreuse pour mûrir dans une jarre à riz, sans que son jus acide puisse jamais se transformer en sucre.

     

    ***

     

    A cette époque, je n’étais encore qu’un écolier dans ses dernières années d’école primaire. Mon village se trouvait sur la berge de la rivière Binh-Luc, un affluent de la rivière des Parfums. Mais en réalité, une digue de pierre solidement maçonnée les séparaient. Chaque année, la saison des pluies était une occasion d’amusements et de joie mélangée de peur pour nous, les enfants du village. Jour et nuit nous écoutions gronder la rivière avec ses chutes d’eau. Elle gonflait et devenait immense comme une mer, transformant le village en un minuscule îlot. Des pluies incessantes tombaient jour et nuit, mais nous, en groupes de trois ou quatre, jouions et pataugions dans l’eau. Ou bien nous suivions nos parents pour ramasser du bois que les flots amenaient depuis les montagnes lointaines. Parfois nous passions des heures à regarder les barques bondées de passagers tanguer dangereusement sur les vagues de la rivière en crue. Malgré notre jeune âge, il nous arrivait parfois de ne pouvoir dormir la nuit, hantés par les grondements sourds de la rivière et l’image des barques sombrant dans les flots, emportant leur passagers.

    Et pourtant, quand nous entendions annoncer que la digue allait être inondée, nous étions tous secrètement transportés de joie à l'idée qu'il y aurait sûrement des journées spéciales sans école.

    Un jour, la crue était particulièrement importante, et aucune barque n’osait traverser la rivière. Dans le village, l’eau montait jusqu’à nos genoux. Bien sûr, pour nous autres, enfants, c’était comme une journée de foire avec beaucoup de distractions. A l’exception des personnes très âgées et des très jeunes enfants qui ne pouvaient pas patauger dans l’eau, tout le monde était dehors, soit pour jouer comme nous, soit pour ramasser du bois comme les adultes.

    Complètement nu, je faisais semblant de conduire une voiture tout en m’éclaboussant. Derrière moi étaient trois ou quatre autres garçons de mon âge et aussi de mon école. Nous nous tenions par la taille, les uns derrière les autres et nous courions ainsi à travers le quartier, à la façon d’un convoi. Nous nous amusions tellement que nous oubliions qu’il y avait dans le village des filles de notre âge, et que pendant les jours ordinaires, quand nous les rencontrions, nous les garçons, ou elles, les filles, nous comportions déjà avec réserve et timidité.

    Arrivant au coin d’une rue, nous ralentîmes en criant, imitant le klaxon d’une voiture avant un virage dangereux. Soudain, j’entendis quelqu’un crier mon nom, en même temps qu'il me touchait le côté :

    – Lâm ! Laisse moi me joindre à vous !

    Je me retournai, sans aucun étonnement :

    – Ah, Tuân ! Monte vite ou le convoi va partir sans toi.

    Ainsi notre convoi avait un nouvel élément. Mais, comme il était petit – il avait trois ans de moins que moi – j’aurais dû l’intégrer à la queue du convoi. Au lieu de cela, je le laissai prendre place directement après moi. Il dut faire un effort pour arriver à entourer ma taille avec ses bras, et celui derrière lui eut à se courber pour entourer la sienne.

    A partir de ce moment là, notre convoi ne roula plus convenablement, soit à cause de la différence de taille des participants, soit à cause d’une autre raison obscure qui m’échappait. La seule chose dont j’étais conscient, c’était que Tuân portait un short bleu avec des bretelles, alors que nous tous, moi y compris en tête de convoi, étions nus comme des vers.

    Arrivé au marché, je décidai, sans raison, d'interrompre le jeu, et partis en courant vers la maison. Tuân qui venait à peine de se joindre à nous, était très déçu. Il m’appela, mais je continuai à courir, sans répondre. Après avoir enfilé en vitesse un caleçon, je retournai au marché où les autres étaient encore là, se demandant pourquoi notre convoi ne fonctionnait plus.

    Je pris Tuân par la main et l’emmenai à l’écart des autres. Quand nous fûmes hors de portée, je lui demandai :

    – Par quel toupet de gamin as-tu osé venir seul ?

    – J’avais envie de jouer avec vous, mais mes parents ne me l’autorisent pas, alors je me suis faufilé dehors, me répondit Tuân en sautillant joyeusement sur ses pieds.

    – Et si tes parents s'en étaient aperçu ?

    Il n’entendit pas ma question, mais me montra du doigt une petite boîte en bois flottant sur l’eau, à quelques mètres de nous. Je me précipitai pour la ramasser. C’était une boîte à cigares vide. Tuân fut ravi, mais aussitôt, je me demandai à quoi elle pouvait bien servir. Je me souvins avoir déjà vu, chez certains de mes amis riches, de telles boîtes avec les mots « Le Plumier » joliment gravés dessus.

    Je retournai vers Tuân :

    – Cette boîte est complètement mouillée, je vais la sécher et je te la rapporterai dans quelques jours. Et puis, si tu l’emportes maintenant à la maison, tes parents vont savoir que tu es allé dehors.

    Soudain, un choc violent me fit très mal dans le dos: quelqu'un m'avait lancé une pierre. Je cherchai du regard à repérer le coupable quand une rafale de rires et de moqueries éclata depuis l'arrière du petit temple du marché :

    – Hé ! Hé ! Lâm le lèche-botte !

    Très étonné, je ne compris pas pourquoi on m’appelait « lèche-botte ». Et de qui étais-je censé lécher les bottes ? Je me retournai, il n’y avait personne à part Tuân et moi. On ne pouvait pas avoir deviné mes pensées secrètes concernant cette boîte. Et même si cela avait été le cas, ce n’aurait pas été une raison suffisante pour m’appeler « lèche-botte ». Ou peut-être imaginait-on que je léchais les bottes de Tuân parce que son père était maître dans une école en ville. De
    toute façon, je sentis que mon amour-propre avait été blessé  et ma rage  fut prête à exploser. Je devais montrer à tout le monde que j’étais un héros, particulièrement en présence de « quelqu’un » comme Tuân,  même si jusqu’à présent je n’avais encore jamais gagné aucun combat contre un garçon de mon âge. Et voilà qu’ils étaient à quatre contre moi.  Tuân parut terrorisé et me tira par la main pour m’entraîner ailleurs.  Mais cette  réaction m’incita au contraire à rester. Je me retournai pour les affronter, une main sur la hanche, criant :

    – Lèche-botte vous-mêmes !

    Aussitôt ils se précipitèrent tous vers moi, menaçants. Par chance, à cet instant, une voix cria depuis un petit kiosque de thé. C'était celle de M. Tinh, un membre du peloton de la milice du village :

    – Hé ! Les garçons là-bas ! Vous voulez vous battre ? Je vais vous enchaîner tous et vous enfermer en haut du poste de garde !

    Rassuré, je me considérai comme ayant gagné la bataille.

    Le lendemain, les eaux s’étaient beaucoup retirées. Les barques pleines de passagers recommencèrent à faire la navette entre les deux rives de la rivière. Les élèves qui étudiaient en ville retournèrent à leurs tâches. Ce n’était pas mon cas, car mon école se trouvait dans un quartier assez bas du village où certaines rues ainsi que mon école étaient encore inondées. J’avais donc droit à quelques jours supplémentaires. Cependant, ce matin là, me levant aussi tôt que d’habitude, je me rendis jusqu'à la rue longeant la berge de la rivière, avec d’autres personnes qui venaient évaluer les dégâts causés par la crue. Je désirais secrètement croiser Tuân qui devait passer par là avec sa sœur. J’avais la boîte à cigares dans ma main. Dans la boîte j’avais glissé un petit mot disant que je la lui offrais. Aujourd'hui, en y repensant, je trouve que c’était vraiment ridicule de ma part. Mais au moment où j’avais reposé ma plume après avoir écrit ces mots, j'avais pensé avoir fait quelque chose de vraiment  « sublime ». Tuân n’était qu’un élève du cours préparatoire, et mon écriture, à cette époque, n’était peut-être même pas assez claire pour qu’il puisse la déchiffrer ! Je savais cela, mais mon intention était surtout que Tuân gardât quelque chose de moi, ou ayant un rapport avec
    moi. Je ne savais pas pour quelle raison.

    Ayant attendu un moment, je commençais à désespérer, et pensais rentrer à la maison, mais un vague espoir m’incita à longer la rivière vers sa maison. Arrivant près de l’atelier du forgeron, je vis de loin la silhouette d’une petite fille de mon âge portant un long imperméable. Je pensai que c’était Liên-Hy, la sœur de
    Tuân. Mais bizarrement Tuân n’était pas avec elle. Je me précipitai pour me cacher dans un coin de l’atelier, attendant que Liên-Hy passât. Puis, je sortis de ma cachette et la suivis silencieusement, la boîte à cigares dans la main, ne sachant que faire.

    Au bout d’un moment, elle regarda tout autour d’elle, sans intention particulière,  et rencontra mon regard qui la fixait intensément. Son expression était d’une complète indifférence, au point que je me demandai si elle m’avait reconnu. Cependant, je ressentis  une émotion difficile à décrire, un pincement d’allégresse mêlé à la fois à une pointe de reproche en direction de Liên-Hy qui ne semblait pas m’avoir reconnu , et à un peu de honte  au souvenir du qualificatif « lèche-botte » dont les garçons m’avaient affublé le jour précédent.

    J’étais perdu dans mes pensées, quand un klaxon de bicyclette me fit sursauter. Me retournant, je vis M. Minh, le père de Liên-Hy et de Tuân. M. Minh était un maître d’école gentil et jovial de nature. Il m’aimait beaucoup, car je n’étais pas un enfant turbulent, ni un garçon insolent. Quelquefois il passait voir mes parents chez nous, en tant que notable du village, pour parler de mes études. Tout décontenancé, ayant particulièrement l’impression d’avoir été surpris à faire quelque chose d’illégal, je ne sus quoi lui répondre quand il lança:

    – Ne vas-tu pas à l’école aujourd’hui, Lâm ?

    J’entendais encore sa voix résonner quand il me dépassa rapidement. Hésitant un moment sur place, je regardai la silhouette de Liên-Hy et la bicyclette de M. Minh se perdre derrière le petit temple du village. Je pensai alors à Tuân. Pourquoi n’allait-il pas à l’école avec sa sœur ? Avait-il pris froid en jouant dans l’eau hier ? Un sentiment de culpabilité m’envahit. Je courus d’un trait jusqu’à chez lui, pour essayer de savoir pourquoi il n’était pas allé à l’école, ou s’il n’était pas malade. A mon grand soulagement, il allait bien, ses parents lui accordaient une journée de plus, tout simplement en raison du mauvais temps.

    Je patientai sous les bambous devant le portail de sa maison. Des rafales de vent me douchaient, faisant tomber sur moi ce qu’il restait d’eau dans les feuillages après la pluie de ce matin-là. Je grelottais de froid mais patientais dans ma cachette. Je sifflai un air scout, et Tuân apparut sur le seuil de la porte, hésitant. Je sortis de ma cachette, en lui tendant la boîte à cigares. Voyant que c’était moi, il courut  dans ma direction. J’entendis en même temps la voix de Mme. Minh qui l’appelait de l’arrière de la maison, me faisant craindre un instant que je ne sois pas venu au bon moment.

    Tuân paraissait inquiet. Il m’attrapa la main et m'entraina vers sa  maison. Je n’eus pas le temps de protester, Mme Minh arrivant sur le seuil au même moment que nous. Tuân s’empressa d’expliquer la situation :

    – J’ai demandé à Lâm de venir jouer avec moi.

    Timidement, je suivis Tuân à l’intérieur. Les adultes de la maison, voyant que je n’étais qu’un enfant nous laissèrent tranquilles, sans plus se préoccuper de nous.

    Tuân me montra tous les coins et recoins de son domicile. Je fus émerveillé. En réalité, il n’y avait rien de très spécial, mais comparé à la simplicité et au dépouillement de la mienne, ce que je voyais chez lui me paraissait luxueux. L’extérieur m’était familier. Combien de fois avais-je assisté à des feux de camp dans la cour en terre battue ! J’étais à cette époque louveteau et M. Minh était mon chef de troupe, mais je n’avais jamais encore vu l’intérieur du domicile. Quelquefois j’avais bien essayé d’imaginer comment cela pouvait être, mais mon imagination était bien loin de la réalité.

    Durant toute cette matinée je passai d’un émerveillement à un autre. Tuân me montra une caisse remplie de beaux et « vrais » jouets joliment façonnés et peints, fonctionnant à l'aide de mécanismes compliqués. J’étais fasciné en pensant aux miens, plus modestes, tous inventés et fabriqués par moi-même... Je l’enviai, lui et sa façon de vivre. Je fus pris du désir brusque d'être plus proche de lui et de sa famille, sans comprendre vraiment pourquoi.

    Lorsqu’il en eut assez de ses jouets, Tuân m'emmena dans sa chambre, qui était aussi celle de sa sœur. Voyant les livres et les fournitures scolaires sur la table
    et les étagères, je me crus dans le studio d’un étudiant. La chose qui attira le plus mon attention fut le grand portrait sur le mur. En réalité, il n’avait rien de particulier, mais ce qui le rendait spécial, c'était qu’il s’agissait du portrait de Liên-Hy. Tuân me montra ses livres d’images, babillant sans cesse à mes côtés, alors que j’étais, tout d’un coup, devenu pensif. Je ne savais pas pourquoi – à dix ans, on n'analyse pas clairement ses états d'âme…

    Tuân me tira par la main vers le lit :

    – Assieds-toi et regarde ces livres d’images.

    Il me raconta les histoires de ses livres comme son père les lui avait racontées. Mais à la façon d’un enfant, décousue, sautant du coq à l’âne : je ne comprenais rien. Je n’étais conscient que d’une étrange et nouvelle émotion que je sentais naître en moi. Peu à peu  je me tournais et me déplaçais progressivement vers l’oreiller qui portait dans un coin les initiales  L.H ”  joliment brodées de fils bleus. Je sentis un délicieux courant chaud traverser tout mon corps.

    L’horloge sur le mur sonna dix heures. Je ne voulais pas vraiment quitter ce lieu si attirant, mais d’un autre côté je pensai qu’il n’était peut-être pas convenable
    de rester trop longtemps. Je me levai et allai vers la porte, laissant la boîte à cigares sur le lit, là où j’étais, faisant semblant de l’avoir oubliée.

    Je revins à la maison, enveloppé dans la tranquillité d’un monde qui m’enserrait, moi, le cœur bouillonnant d’émotions. Les émotions d’un garçon en école primaire.

     

    - - -

    (à suivre)


    votre commentaire
  •  

     

     

     La Première Foudre De La Saison (suite)

      

     

    A partir de ce jour-là, je ressentis le besoin d’être plus proche de Tuân.. Ce n’était pas très difficile pour moi de réaliser ce souhait. Mais paradoxalement, plus j’étais proche de lui, plus j’avais d’occasions de jouer avec lui, plus je réalisais que cela n’était pas suffisant, et que ce n’était pas mon vrai désir.

    Chaque fois que je parlais avec ma sœur, je cherchais à orienter la conversation vers Liên-Hy. Ma sœur avait deux ans de plus que moi, mais nous étions très proches l’un de l’autre. Je savais aussi qu’elle était amie avec Liên-Hy, bien qu’elles eussent trois ans de différence d’âge. Souvent, Liên-Hy venait voir ma sœur pour lui demander de lui montrer de nouveaux points de tricot ou de broderie. Aussi, après chaque visite de Liên-Hy, je m’attardais souvent auprès de ma sœur pour essayer de connaître le but de sa venue, ce qu’elle avait dit, mais à chaque fois je n’apprenais rien d’autre que des histoires de tricot ou de broderie. Normalement en ces circonstances j’aurais pu venir auprès de ma sœur et essayer de me mêler à leurs conversations. Au contraire, je perdais toute ma spontanéité. Même lorsque j’étais en train de faire quelque chose de vraiment important, je m’interrompais tout d’un coup et courais me cacher derrière la maison afin qu’elle ne se sentît point gênée, et qu’elle pût rester plus longtemps. J’avais peur que ma présence ne la gênât et ne la fasse partir plus tôt. Quelquefois, je collais un œil à une fente de la cloison en bambou tressé pour essayer de la regarder.

    Un matin pendant les vacances de Noël, j’étais sur les marches devant la maison, en train de jouer avec un avion fonctionnant avec une lanière de caoutchouc, un nouveau jouet que j’avais construit moi-même, quand Liên-Hy et Tuân apparurent au portail... J’étais embarrassé, mais heureusement devant la spontanéïté de Tuân, je me suis ressaisi. Il se libéra de la main de sa sœur et se précipita vers moi. J’eus juste le temps de me lever pour laisser passer Liên-Hy qui entra dans la maison où ma sœur l’accueillit. Cette fois-ci, grâce à la présence de Tuân, je n’eus pas à me cacher dans la cour de derrière. Au contraire je me sentis capable de jouer librement avec lui dans la cour, sachant qu’à travers la fenêtre de la chambre de ma sœur Liên-Hy pourrait me regarder facilement, ou qu’en tout cas je pouvais aisément être vu par elle.

    Je fis une démonstration de mon avion, pour épater Tuân. En réalité je voulais surtout impressionner Liên-Hy. J’imaginais qu’elle devait assurément être frappée par mon intelligence et mon ingéniosité, mais je n’osais pas regarder à l’intérieur de la chambre pour vérifier si elle m’observait ou pas. Tuân me demanda de lui laisser faire voler l’avion. Je lui tendis le jouet après avoir remonté avec précaution la lanière élastique. Je ne compris pas ce qu’il fit de mal en lançant l’avion: non seulement celui-ci ne décolla pas comme prévu, mais vola horizontalement et vint s’écraser sur le rebord de la fenêtre, les ailes abimées et la queue cassée. Je me précipitai pour le ramasser, et profitai de l’occasion pour jeter un rapide coup d’œil à l’intérieur de la chambre. Liên-Hy était assise face à ma sœur, le dos tourné à la fenêtre, elle bavardait tranquillement comme si de rien n’était.

    Ainsi cette rencontre se déroula et se termina de la façon la plus simple du monde. J’appris qu’elle était venue demander à ma sœur de raccommoder un vieux tricot lui appartenant. Un pull-over en laine d’une couleur rouge délavé dont je peux, encore aujourd’hui, visualiser en pensée le motif du tricot jusqu’à l'endroit
    où le fil s’était rompu.

    Après son départ, profitant de l’absence de ma sœur occupée à faire la lessive dans l’arrière-cour, je m’approchai discrètement du tricot, le soulevai délicatement
    et l’approchai de mon visage. Un parfum subtil emplit mes poumons et une sensation enivrante envahit tout mon être. Je ne sus pas pourquoi j’étais si hardi, et tel un ivrogne, je glissai le vêtement sur ma tête, mais il était trop petit pour moi, et ma tête ne pouvait pas y passer. Je l’enlevai, mais quelque chose s’accrocha à mon visage. C’était un long cheveu. Sûrement un cheveu de Liên-Hy resté là depuis longtemps. Je le prélevai délicatement et avec vénération le mis entre deux pages d’un de mes cahiers.

    Voilà quelques souvenirs que j’ai gardés de cette époque, insignifiants somme toute, mais ils réflètent l’évolution d’une âme qui n’avait pas encore pris forme.

    Des jours et puis des mois passèrent, empreints d’émotions tantôt tristes tantôt lumineuses selon l’état d’âme d’un jeune enfant devant la nature, devant le spectacle vivant qui l’entourait et parfois même devant ses propres pensées et ses imaginations fantasmagoriques.

    Je commençais à changer de loisirs. Les jours sans école, au lieu de passer tout mon temps chez le charpentier ou le forgeron à fabriquer mes jouets, je
    préférais lire. Les livres de la «  Bibliothèque Rose » aux histoires extraordinaires enrichissaient mes pensées et nourrissaient mon imagination. J’étais hanté par les châteaux d’or, les tourelles de jade, les ruisseaux de longue vie... Et chaque fois que je pensais aux héros de ces livres, je ne manquais jamais d’imaginer ou de rêver que j’étais un petit prince d’un de ces pays, et que Liên-Hy était une petite princesse d’un pays voisin, ou que j’étais un petit roi et elle sa petite reine
    bien aimée.

    L’évasion de mon âme et le développement de mon imagination étaient en plein essor comme une étoile traversant le firmament dans sa course éternelle.

    … Les jours passèrent… Le printemps nous quittait, et l’été s’annonçait … On voyait déjà des cerfs-volants planer dans le ciel. Le parfum des bottes de riz séchant
    au soleil dans les cours des fermes embaumait l’atmosphère et s’ajoutait aux charmes de la campagne. Les jours de transition entre les deux saisons cette
    année-là me parurent différents de ceux des autres années. Le printemps semblait s’en être allé hâtivement, et l’été venir tôt.

    Un après midi … l’après-midi qui mettait fin au printemps et amenait  l’été … Il faisait une chaleur oppressante. Nous étions en train de jouer au foot sur une rizière qui venait d’être moissonnée. Le ciel à l’ouest était rouge et couvert de nuages noirs. J’avais l’impression qu’un lointain pays de cette partie du globe était en feu. Pas un souffle de vent. Les cerfs-volants, incapables de garder de la hauteur voletaient hésitants, comme des oiseaux blessés. Les bambous devant la pagode étaient immobiles comme sur une peinture à l’encre de Chine. Soudain un éclair éclata à l’horizon, et les roulements du tonnerre résonnèrent jusqu’au tréfonds de mon âme. Un tourbillon de sable s’éleva obscurcissant tout autour de nous.

    Nous arrêtâmes notre jeu à un moment intense du match. Un pressentiment, une intuition, ou une force obscure m’incitait à quitter le jeu. Je courus droit à
    la maison. Mon cœur battait la chamade. J’étais très inquiet, je ne savais pas pourquoi. Je pressentais qu’il se passait quelque chose de grave à la maison,
    mais quoi, je ne savais pas. Peut être mes parents étaient-ils en train de se disputer ?

    Arrivant au portail, j’aperçus la silhouette de Liên-Hy assise sur le lit de ma sœur, comme d’habitude. Et comme d’habitude je courus à l’arrière de la maison et collai mon œil à la petite fente dans la cloison de bambou tressé. J’avais très chaud pour avoir joué tout l’après-midi sous le soleil et couru un long chemin depuis la rizière jusqu’à la maison. Mais soudain, je sentis un frisson glacé traverser mon corps. Des sueurs froides me ruisselèrent de la tête aux pieds. Ma sœur éleva la voix pour demander à ma mère qui était dans la cuisine :

    – Maman ! Avez-vous rangé la tunique bleue en soie de Bombay que j’avais accrochée sur la patère ?

    Ma mère parut embarrassée. Elle n’eut pas le temps de répondre que déjà ma sœur se précipitait dans la cuisine et lui chuchotait quelque chose à l’oreille. Puis
    elle revint dans sa chambre. Elle était pâle. Elle s’adressa à Liên-Hy sur un ton qu’elle voulait normal.

    – J’ai déjà fait le nœud, il ne reste plus qu’à le coudre sur la robe. Comme ce matin j’ai dû sortir, ma mère l’a rangée dans le coffre, par simple précaution. Si tu peux attendre un petit peu, que mon père rentre, je lui demanderai la clé pour l’ouvrir ... Ou si ce n’est pas très urgent, je te l’apporterai demain chez toi ?

    Je m’efforçai d’imaginer et de comprendre ce qui se passait. La voix douce et anxieuse de Liên-Hy me parvint :

    – Demain je dois participer à la parade « Vạn Thọ » pour souhaiter la longue vie au roi. Comme il est encore tôt, puis-je rester et attendre que ton père rentre ?

    Ma sœur acquiesça à contre cœur. Je sentis qu’il y avait quelque chose qui ne tournait pas rond. Puis ma sœur se leva et prit la main de Liên-Hy :

    – Viens avec moi, on va aller jusqu’au marché voir si on ne le croise pas?

    Et les deux sortirent de la maison. Ma mère se précipita dans la chambre, fouilla un moment puis m’appela. Elle me donna un petit paquet enveloppé dans le châle que j’ai souvent vu porté par ma sœur pendant l’hiver. Elle me chuchota à l’oreille :

    – Apporte ceci à ‘tante’ Hanh, et dis lui gentiment de bien vouloir le garder comme gage à la place du paquet que je lui ai donné hier.

    Je lui obéis. Mme. Hanh, une prêteuse sur gages du village, me demanda avec l’air habituel d’une riche dame très affairée:

    – Est-ce la tunique bleue en soie de Bombay que ta mère m’a apportée hier ? Quelle complication !

    Interdit, je ne sus quoi lui répondre alors qu’elle ouvrait déjà mon paquet pour vérifier. Je vis une tunique en gabardine noire et un pantalon en coton blanc. C’était les seuls vêtements que je portais tous les jours pour aller à l’école, et que j’allais mettre le lendemain pour participer à la parade « Vạn Thọ » et
    recevoir gâteaux et bonbons comme les années passées. Des larmes ruisselèrent sur mon visage sans que je puisse les retenir.

    Mme Hanh accepta l'échange, fouilla dans son armoire et me donna un paquet enveloppé dans un vieux papier journal. Je pris le paquet sans mot dire et sortis de chez elle. A travers les déchirures du papier, la texture de la soie de Bombay bleue m’obscurcit la vue. Je tremblai de tout mon corps. Mes jambes étaient soudainement devenues lourdes comme si elles étaient faites de plomb, si lourdes que je me demandais si j’arriverais à les traîner jusqu’à la maison. Des idées et des sentiments désordonnés m’envahirent l’esprit. Je me sentis anéanti.

    Tout d’un coup, un coup de tonnerre assourdissant éclata, la foudre déchira le ciel, et des gouttes de pluie commencèrent à tomber. Je tressaillis et courus d’un trait jusqu’à la maison. Je donnai le paquet à ma mère et allai derrière la maison. Je m’assis par terre dans un coin et pleurai en silence, dans l’obscurité. Longtemps.

     

    ***

     

    Le lendemain,  je restai allongé dans mon lit, engourdi tel un malade. écoutant les ovations psalmodiées par les vagues successives d’élèves de mon école et d’autres écoles, que le vent me ramenait en écho depuis la digue  avec la clarté du soleil de ce matin- là:

     

    ‘Longue vie au Roi’ … ‘Vive le Viet-Nam’ …!

     

    Je pleurais silencieusement, me demandant :

    ‘Dans la foule qui regarde et écoute, est-ce que quelqu’un se sera aperçu qu’il y manque ma voix ?’

    Un sentiment amer envahit tout mon être :

     

    ‘Adieu … enfance et illusions !’

     

     

     

    FIN

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    votre commentaire
  •  

     

    TIẾNG SẤM ĐẦU MÙA

     

    TRẦN THANH DIỆU

     

     (Giải thưởng Trung Tâm Văn Bút Việt-Nam - 1965)

      

    ***

     

     

    Tôi có một tệ tính không bỏ được, đó là tính sợ sấm.  Nhưng tôi không sợ những tiếng sấm xé trời, mang theo những cơn mưa tầm tã, mà chỉ sợ những tiếng sấm vang dài, thoát ra từ một bầu trời hổ-hoàng nóng bức, oi ả của những buổi chiều báo hiệu mùa hè như chiều hôm nay.

     

    Tôi chưa bao giờ tìm ra nguyên nhân của tâm trạng ấy, nhưng cứ mỗi năm, vào những ngày đầu hè thì cảnh tượng trời đất này thường làm tôi hồi tưởng đến một câu chuyện, hay đúng hơn, một kỷ niệm cuối cùng của những ngày thơ dại trên đất đai, trong thôn xóm của quê hương.  Một câu nhuyện tầm thường nhưng đã biến chuyển cuộc đời tôi từ chỗ chưa kịp thanh xuân đã đến trưởng thành quá sớm, như một trái cây lìa cành với lớp phấn dày bao phủ ngoài da, để rồi chín đi trong thùng gạo hay trong thùng trấu mà chất chát giữa lòng không bao giờ hóa thành đường.

     

    ***

     

    Hồi ấy, tôi còn là một học sinh chỉ gần cuối bậc tiểu học ở một trường làng.

     

    Làng tôi ở ngay mé sông Bình-Lục, nhánh của sông Hương-Giang.  Nói là nhánh nhưng kỳ thật con sông của làng tôi bị ngăn cách sông Hương bằng một cái đập xây bằng đá rất kiên cố.  Mỗi năm, về mùa nước lũ là một dịp vừa vui nhộn vừa hoảng sợ cho cái tuổi của chúng tôi, bọn con nít trong làng.  Vui nhộn trong những cảnh sang ngang của khách bộ hành bị nước lớn tràn ngập làm cảng trở sự giao thông.  Ngày đêm chúng tôi không ngớt nghe tiếng nước đổ ào ào như thác.  Mặt sông thì mênh mông.  Phố xá làng mạc như bị thu hẹp lại.  Mưa tầm tả rơi, nhưng chúng tôi vẫn lũ năm lũ ba đi lội nước, hoặc theo cha mẹ đi vớt củi rều, hoặc có khi đứng hằng giờ ở mé nước mà nhìn ra sông để hồi hộp cho những chiếc đò chở đầy khách cứ chòng chành theo sóng nước.  Tuy thế cũng có nhiều khi, với tuổi của bọn tôi, không làm sao ngủ được với tiếng nước gào thét trên đê, xen lẫn với hình ảnh đắm thuyền hay chết đuối.

     

    Nhưng dù sao, cứ mỗi lần nghe tin nước sắp ngập bờ là chúng tôi không khỏi mừng thầm vì có những ngày nghỉ học ngoại lệ.

     

    Một hôm, cũng trong ngày nước tràn đập với mực độ khá cao đến nỗi suốt trong ngày ấy không một chiếc đò nào dám chở hành khách sang sông.  Trong làng chúng tôi, mực nước lên tới đầu gối.  Cố nhiên, bọn con nít như chúng tôi mà được một dịp như thế thì cho là vui hơn ngày hội.  Trừ những người già cả và những đứa bé chưa đủ sức lội nước, mọi người đều ra ngoài, hoặc với mục đích thỏa thích như chúng tôi, hoặc với mục đích vớt củi như người lớn.

     

    Tôi đang trần truồng chạy nhảy cho tóe nước để làm một chiếc xe hơi lội nước.  Theo tôi là một toán độ ba bốn đứa cùng tuổi và cùng trường.  Cứ thế chúng tôi chạy quanh xóm.  Lúc bấy giờ cái vui thái quá làm chúng tôi quên rằng trong làng cũng có nhiều con gái học sinh với trạc tuổi ngang chúng tôi mà ngày thường mỗi khi có dịp gặp nhau nói chuyện thì hoặc chúng tôi hoặc bọn họ có lúc đã biết tỏ ý rụt rè, thận trọng.

     

    Chạy đến ngõ rẽ của đường làng, tôi đi chậm lại, miệng thét lên những tiếng còi cho ra vẻ là xe qua  cua .  Bỗng tôi nghe một tiếng kêu cùng với sự đụng chạm của thịt da vào eo lưng tôi.

     

    – Anh Lâm, cho Tư theo với, chờ cho Tư theo với.

     

    Tôi ngoảnh nhìn lui không một chút ngạc nhiên :

     

    – À, Tư, ừ thì leo lên không có thì xe chạy.

     

    Thế là đoàn xe của chúng tôi lại có thêm một ông khách tý hon nữa.  Nhưng đáng lẽ nó nhỏ - thua tôi đến ba tuổi - tôi phải cho nó đeo lưng của đứa nhỏ sau cùng mới thuận. Đằng này tôi lại cho nó đeo vào lưng tôi một cách vất vả, vì nó phải vói lên và thằng sau nó lại phải khòm lưng xuống mới quàng được hai tay vào bụng nó.

     

    Từ đó đoàn xa của chúng tôi cứ trục trặc mãi, hoặc vì chỗ bất đồng về chiều cao, hoặc vì một yếu tố tâm lý nào đó tôi không hiểu được.  Có điều tôi nhớ chắc là thằng Tư có mặc một chiếc quần  sọt  có giây treo, bằng vải xanh, trong lúc bọn tôi, kể cả tôi là người cầm lái đều trần truồng như nhộng.

     

    Đến ngan chợ tôi tự ý giải tán đoàn xe mà trong bọn không ai biết lý do.  Thằng Tư mới dự cuộc chưa được bao lâu nên nó tiếc và gọi tôi, nhưng tôi cứ cắm đầu chạy về nhà.  Sau khi mặc vội chiếc quần cụt lại chạy ra đúng vào lúc cả bọn đang còn ngơ ngác, không hiểu vì sao đoàn xe của chúng lại không chạy nữa.

     

    Tôi đến gần thằng Tư, cầm tay nó tách rời khỏi bọn.  Khi đã khá xa, tôi hỏi :

     

    – Sao Tư dám đi chơi một mình ?

     

    Nó vừa nhảy nhót, trả lời :

     

    – Tư thích lội nước mà ba, má không cho nên Tư trốn đi.

     

    – Chết !  Lở ra má đánh sao ?

     

    Nó không nghe câu hỏi của tôi, đưa tay chỉ một cái hộp gỗ đang trôi bềnh bồng trên mặt nước.  Tôi vội vàng chạy lại nhặt lên, đó là một chiếc hộp gỗ đựng thuốc điếu xì-gà.  Thằng Tư thích lắm, nhưng ngay lúc ấy tôi lại nghĩ đến công dụng của chiếc hộp.  Tôi sực nhớ đến những chiếc hộp đẹp đẽ của những đứa bạn khá giả, có ngăn kéo, có viết chữ  Le plumier ở trên nắp.

     

    Tôi quay về phía thằng Tư :

     

    – À cái hộp này còn đang ướt lắm, để anh về phơi khô rồi vài ngày nữa anh mang lại cho Tư.  Vả, nếu Tư mang về ngay bây giờ thì ba, má sẽ biết Tư đi lội nước ?

     

    Câu chuyện đang như thế thì bỗng tôi nghe một tiếng bịch sau lưng tôi. Đau quá, tôi nhình quanh để tìm thủ phạm ném đá trong khi một loạt cười và bêu tôi vang lên từ sau ngôi miếu nhỏ ở đình chợ :

     

    – Lêu lêu, thằng Lâm nịnh … thằng Lâm nịnh !

     

    Tôi lấy làm lạ, không hiểu tại sao chúng gọi tôi là nịnh.  Mà nịnh ai ?  Nhìn quanh tôi, chẳng có ai ngoài thằng cu Tư cả.  Không lẽ chúng lại biết thâm ý của tôi về chiếc hộp nhặt được.  Vả lại chỉ như thế cũng chưa đủ để gọi là nịnh.  Tôi đứng lại suy nghĩ  hay có lẽ chúng bảo tôi nịnh thằng Tư vì ba nó là một thầy giáo và chị nó là một học sinh trường tỉnh .  Thật hư chưa rõ, nhưng khi ấy lòng tự ái trẻ con của tôi nổi lên, nhất là trước sự hiện diện của  một người như thằng Tư, tôi phải làm anh hùng, dù xưa nay tôi chưa đánh lộn hơn một đứa nào ngang tuổi tôi ở trong làng cả, huống nữa lúc này chúng nó có những bốn đứa.  Thằng Tư lo sợ kéo tay tôi đi, nhưng trong cử chỉ ấy đã có một động lực gì khiến tôi phải dừng lại.  Một tay chống nạnh, tôi quay về phía bọn kia nói :

     

    – Tụi bây nói gì ?

     

    Vừa dứt lời thì cả bọn ùa về phái tôi một cách đáng sợ.  Nhưng may thay, lúc ấy có tiếng thét từ trong một quán nhỏ mà tôi nhận ra là tiếng chú kiểm Tính, một hương kiểm trong làng :

     

    - Ê !  Tụi bây tính đánh lộn phải không, tao đem cùm cả đám vào điếm canh bây giờ.

     

    Cảm thấy yên bụng, tôi tự cho là đã thắng bọn chúng.

     

    Ngày hôm sau mực nước đã hạ nhiều, những chiếc đò chở đầy người đã qua lại trên sông.  Học sinh các trường tỉnh đã đi học.  Riêng trường làng của chúng tôi ở miệt dưới Vĩ-Dạ, nhiều quảng đường còn bị ngập nước.  Ngay cả những lớp học của trường cũng còn ăm ắp cả bùn non nên học trò chúng tôi còn được nghỉ thêm vài ngày nữa.  Tuy thế, sáng hôm ấy tôi cũng dậy sớm, ra con đường ở mé sông, xen vào những đám người trong làng đi xem xét tình trạng lụt lội, với ngụ ý chờ thằng Tư, vì biết rằng nó sẽ phải đi học cùng với chị nó.  Cầm cái hộp gỗ ở tay, trong hộp tôi đã cẩn thận viết trên một mảnh giấy, đại ý là tặng cho thằng Tư.  Bây giờ nghĩ lại thì thấy rằng mình đã có một cử chỉ lố bịch.  Nhưng chính lúc cầm viết, viết mấy chữ ấy thì tôi lại tự nghĩ rằng đã làm một việc rất cao : thằng Tư chỉ mới học lớp tư mà chữ của tôi lúc ấy chưa chắc đã đủ rõ ràng để nó xem được.  Biết thế, nhưng mục đích chính yếu của tôi là chỉ cần có một dấu tích gì của mình nơi thằng Tư, không hiểu để làm gì.

     

    Chờ mãi, tôi bắt đầu thất vọng đã tính quay về nhà, nhưng không biết một sự lưu luyến nào khiến tôi đi nắp mé sông về hướng nhà thằng Tư.  Vừa đến ngang nhà ông thợ rèn, cách tôi vài trăm thước, có bóng một người con gái nhỏ bằng tôi, mang một chiếc tơi đọt dài đến chân.  Tôi đoán đó là Liên-Hy, chị của thằng Tư.  Nhưng lạ, không có thằng Tư theo sau.  Tôi nhanh chân vội nép ở góc nhà ông thợ rèn, chờ khi Liên-Hy qua khỏi mới bước ra, và cứ thế, tôi theo sau Liên-Hy với cái hộp cầm ở tay mà không biết để làm gì.

     

    Đi được một quãng thì Liên-Hy nhìn lui lại một cách vô tư, và bắt gặp cái nhìn nghiêm trọng của tôi đã từ lâu đăm nhìn nàng ( ! ).  Liên-Hy thản nhiên, thản nhiên đến độ tôi tự hỏi không biết nàng có nhận ra tôi không.  Dẫu sao tôi cũng cảm thấy một sự gì khó nói, lẫn lộn vừa sung sướng, vừa oán trách, lẫn với một chút mặc cảm khi sực nhớ đến tiếng  nịnh  mà bọn trẻ xóm ngoài đã gán cho tôi hôm qua.

     

    Đang suy nghĩ vẩn vơ, bỗng một tiếng chuông xe đạp làm tôi giật mình nhìn lui và nhận ra thầy Minh, ba của Liên-Hy và thằng cu Tư.  Thầy Minh tánh vui vẻ, thường ngày rất mến tôi vì cái tính không nghịch ngợm và hổn láo của tôi.  Có khi thầy ghé nhà tôi với tư cách người tai mắt trong làng, hỏi han sức khỏe những người trong nhà tôi, hay hỏi về sự học của tôi.  Biết thế nhưng lúc ấy quá bất thần, và nhất là có cảm tưởng như bị bắt quả tang một hành vi không chính đáng nên tôi sợ, đến nỗi không trả lời kịp câu hỏi của thầy.

     

    – Lâm không đi học răng mà đi chơi sớm rứa ?

     

    Tôi còn nhớ nghe tiếng nói của thầy Minh nhỏ dần theo trớn đi nhanh của chiếc xe đạp. Đứng tần ngần một lúc, nhìn chiếc tơi đọt của Liên-Hy và chiếc xe đạp của thầy Minh khuất dần sau am Hô-Lâu, tôi bất giác nhớ đến thằng Tư :  Tại sao nó không đi học, có thể hôm qua đi lội nước, nó bị cảm lạnh chăng ?   Nghĩ đến đó tôi thấy hối hận và chạy một mạch đến cổng nhà thằng Tư để thăm dò tình hình.  Nhưng không, nó không ốm mà chỉ vì trong nhà thấy nó bé quá, không đi đò được, nên cho nó nghỉ.

     

    Tôi lân la dưới lũy tre rậm trước nhà cu Tư.  Gió thổi từng hồi làm rơi từng loạt nước còn đọng trên lá từ trận mưa lúc sáng sớm.  Tôi rùng mình vì lạnh, nhưng vẫn cố nán lại.  Sau một hồi sáo miệng tôi thổi theo điệu hướng đạo thì thằng cu Tư thập thò ở ngưỡng cửa.  Vừa thấy nó, tôi thò người ra khỏi rặng tre, tay cầm chiếc hộp gỗ chìa ra.  Thấy tôi, thằng cu Tư chạy ra ngay, theo nó là tiếng gọi từ trong nhà của cô Minh vẳng ra làm tôi hoảng sợ.

     

    Thằng cu Tư cũng sợ quá, nắm tay tôi kéo bừa vào nhà.  Tôi chưa kịp kháng cự thì cô Minh đã ra tới sân.  Thằng Tư la lên để minh chứng :

     

    – Con ra kêu anh Lâm vào chơi với con.

     

    Tôi rụt rè bước theo chân thằng cu Tư vào nhà.  Những người trong nhà thấy tôi không quan trọng, nên để tôi tự do với thằng Tư.  Nó đưa tôi đi chơi cùng trong nhà.  Thấy cái gì tôi cũng lấy làm lạ.  Thật ra thì không có gì đặc biệt, nhưng sánh với sự trang hoàng quá bình dị và thô sơ của nhà tôi, thì cách bày biện trong nhà thằng Tư đã quá sang trọng.  Dù tôi rất quen thuộc với bề ngoài của nhà nó ; trên mảnh sân kia tôi đã nhiều lần dự lửa trại, lúc ấy tôi là sói con do thầy Minh trưởng đoàn tổ chức, nhưng chưa bao giờ tôi tưởng tượng được bên trong nhà như thế nào.  Có khi tôi cũng hình dung ra sự bày biện theo ý tưởng của tôi, nhưng đều sai cả.

     

    Trong thời gian buổi sáng ấy, tôi đã trải qua từ sự say sưa này đến sự say sưa khác.  Thằng Tư đưa ra một thùng đồ chơi của nó.  Toàn là những thứ đồ chơi thật, có máy móc, có sơn thếp.  Nhìn thấy vật nào tôi cũng mê.  Nghĩ lại những thứ đồ chơi của tôi thì toàn là tự tay tôi làm lấy cả.  Bỗng nhiên tôi thèm cái cảnh sống của nó.  Tôi thèm được có một chút gì liên quan với gia đình nó, không biết để làm gì, và có ý nghĩa gì.

     

     Sau khi đã chán với những thứ đồ chơi ấy, thằng Tư đưa tôi vào phòng học của nó và chị nó.  Nhìn thấy sách vở và những dụng cụ học sinh trên bàn và trong tủ, tôi có cảm tưởng như đấy là một phòng học của một sinh viên.  Nhưng vật làm tôi chú ý hơn cả và còn nhớ lâu hơn cả là tấm hình bán thân của Liên-Hy, phóng đại treo ở vách .  Tấm hình thì chẳng có gì lạ, nhưng tôi lạ là vì tấm hình ấy là chị của thằng Tư.  Tôi tần ngần im lặng trong khi thằng Tư đưa ra những sách hình trẻ con, cứ tíu tít mời tôi xem.  Từ phút đó tôi bỗng trở nên trầm tư mà chính tôi cũng không biết lý do, bởi vì với cái tuổi lên mười, tôi không thể tự phân tích lòng mình được.  Thằng Tư cầm tay tôi trì xuống một chiếc giường :

     

     – Anh Lâm ngồi xuống đây xem hình nầy đẹp lắm.

     

    Nó kể tôi nghe những câu chuyện trẻ con bằng tranh mà nó đã được nghe ba nó kể lại.  Cái lối kể đầu Ngô mình Sở của nó cộng thêm trạng thái sửng sờ của tôi, tôi không nghe thấy gì ngoài những cảm nghĩ của tôi.  Chốc chốc tôi lại trở mình và dịch người về chiếc gối có thêu hai chữ  LH  ở góc bằng chỉ xanh nhạt.  Tôi nhận thấy một hơi ấm chuyển quanh trong cơ thể tôi.

     

    Chiếc đồng hồ gõ mười giờ.  Dù tôi không muốn rời khỏi căn phòng có sức thu hút ấy, nhưng lại có một cái gì làm tôi e ngại, tôi đứng dậy bước đi ra khỏi phòng, vờ bỏ quên chiếc hộp gỗ ở chỗ tôi ngồi và ra về trong sự im lặng của trời đất và sự rộn rã của lòng mình, lòng của một học sinh tiểu học.

     

    Những gì xẩy ra trong hai ngày qua không phải là mục đích của câu chuyện mà tôi muốn ghi lại trên trang giấy này, vì chính nó và riêng nó thì không có gì đáng kể.

     

    Từ ngày biết được nội trạng của nhà thằng Tư, tôi cảm thấy muốn gần gũi nó nhiều. Ý muốn ấy không phải là khó thực hiện đối với tôi. Nhưng khó hiểu thay !  Càng gần thằng Tư bao nhiêu, càng được dịp chơi đùa với nó bao nhiêu tôi lại càng hiểu thêm rằng việc thân với nó vẫn không làm cho tôi mãn nguyện.

     

     

    (Xem tiếp trang sau)

     


    votre commentaire
  •  

    Tiếng sấm đầu mùa

     (Tiếp theo)

     

    Từ đó,  mỗi khi nói chuyện với chị tôi, tôi thường lái câu chuyện sao cho có liên quan đến Liên-Hy.  Chị tôi chỉ hơn tôi hai tuổi, nên chúng tôi rất thân nhau và thường hay nói chuyện với nhau.  Tôi lại cũng biết chị tôi thường chơi với Liên-Hy  dù hơn  kém  nhau đến  ba tuổi.  Liên-Hy rất mến chị tôi.  Lâu lâu nàng ghé lại hỏi han về bài vở học hành hay nhờ chị tôi vẽ cho những kiểu thêu hoặc đan.  Và cứ sau mỗi lần Liên-Hy đến chơi, tôi la cà đến hỏi dò chị tôi xem Liên-Hy đến có chuyện gì và đã nói những gì.  Nhưng không lần nào tôi được biết gì hơn là những chuyện tầm thường như học hành thêu thùa. Đáng lẽ trong những dịp ấy tôi phải kiếm cách đến gần chị tôi để xen vào câu chuyện của hai người thì trái lại, tôi mất cả tự nhiên và dù có đang làm việc gì cần thiết tôi cũng bỏ chạy ra sau vườn, ghé mắt ở một kẹt phên tre để nhìn lén vào.  Tôi muốn cho Liên-Hy được tự nhiên để có thể ngồi lâu với chị tôi hơn.  Tôi sợ sự hiện diện của tôi có thể làm cho nàng ngại ngùng mà bỏ ra về.

     

    Một buổi sáng vào dịp lễ Giáng sinh, tôi đang ngồi ở ngưỡng cửa, măn mo xem xét chiếc máy bay chạy bằng cao-su tôi vừa chế tạo xong thì Liên-Hy và thằng Tư bước vào ngõ.  Tôi lúng túng nhưng lại bình tĩnh ngay trước cử chỉ vồn vã của thằng Tư.  Nó rứt khỏi tay chị nó và chạy xộc về phía tôi, làm tôi chỉ kịp đứng dậy nép về một phía lấy lối cho Liên-Hy bước vào.  Lần này nhờ có thằng Tư mà tôi khỏi phải đi tránh chỗ khác như mọi lần trước.  Ngoài ra tôi còn được tự do chơi với nó ở trước sân mà biết rằng ngồi trong nhà nhìn qua khung cửa sổ, Liên-Hy có thể nhìn thấy tôi, hoặc tôi được Liên-Hy nhìn thấy rất dễ dàng.

     

    Tôi đem chiếc máy bay ra biểu diễn chuyến bay đầu tiên để khoe với thằng Tư.  Thật ra trong thâm tâm, tôi muốn khoe với Liên-Hy.  Tôi chỉ tưởng tượng rằng nàng chú trọng vào óc kỹ xão của tôi, chứ không hề dám nhìn vào để biết nàng có quan tâm hay không.  Cho đến khi thằng Tư xin tôi để phóng thử một lần, tôi trao chiếc máy bay cho nó sau khi lên giây cao-su đầy đủ.  Không hiểu nó phóng thế nào mà chiếc máy bay không lên mà đâm ngang vào cửa sổ đánh đùng một cái, méo cả cánh và gãy cả đuôi.  Tôi vội chạy lại nhặt chiếc máy bay và thừa cơ nhìn vào trong thì thấy Liên-Hy vẫn ngồi yên, đối diện với chị tôi, quay lưng ra ngoài, thản nhiên như không có gì xẩy ra.

     

    Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra và kết thúc khá đơn giản.  Tôi được biết Liên-Hy đến nhờ chị tôi khâu lại chiếc áo len.  Một chiếc áo len đỏ đã phai màu mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ nó bị sút chỉ ở chỗ nào và cả cách đan ra làm sao.

     

    Sau khi Liên-Hy ra về, và thừa lúc chị tôi giặt quần áo sau vườn, tôi nhẹ nhàng bước lại gần chiếc áo và cũng nhẹ nhàng cầm nó nâng lên tận mặt.  Một mùi hương, không thể ví được hương gì, tôi chỉ thấy một cảm giác đê mê, ngây ngất.  Không hiểu sao lúc ấy tôi lại dạn quá, như một người say không còn biết mình đang hành động gì, tôi tròng chiếc áo vào người, nhưng chiếc áo bé không thể qua được đầu tôi.  Tháo chiếc áo ra, tôi nghe một cái gì vướng nhẹ trên da mặt. Đó là một sợi tóc.  Chắc chắn là sợi tóc của Liên-Hy đã dính vào chiếc áo tự bao giờ.  Tôi vội vã cầm nó đến lật một quyển vở và thận trọng bỏ vào trong.

     

    Đại khái những kỷ niệm của tuổi trẻ cũng chỉ có thế.  Chỉ là những biến thiên nhỏ nhặt của một tâm hồn chưa thành hình mà thôi.

     

    Ngày tháng trôi qua với những cảm giác buồn vui tùy theo tâm trạng của tuổi trẻ trước thiên nhiên, trước mọi vật, và đôi khi trước cả những ý tưởng huyền hoặc của tuổi thơ nữa.

     

    Tôi bắt dầu thay đổi những thú vui trong những khi rảnh rỗi của tôi.  Thay vì những ngày nghỉ, hay ngoài những giờ học, tôi đến ông thợ rèn hoặc ra rạp mộc để miệt mài trong công việc chế tạo đồ chơi, thì tôi lại trở nên thích xem sách.  Những sách hồng với những truyện thần tiên, hoang đường cứ mãi làm giàu cho trí tưởng tượng của tôi.  Cái tuổi của tôi trong khoảng ấy đã bị ám ảnh bới những cảnh tượng kỳ quan lầu vàng gác ngọc, cây trường sinh, suối vĩnh cửu.  Và không bao giờ nghĩ đến những nhân vật trong truyện mà tôi lại không ao ước rằng tôi là hoàng tử một xứ nầy, Liên-Hy là một công chúa của một xứ láng giềng kia, hoặc tôi là một ông vua tí hon, và Liên-Hy là hoàng hậu nhỏ bé của vị vua ấy.

     

    Cái đà bay thoát của linh hồn và nẩy nở của trí tưởng tượng của tôi đang ở độ mãnh liệt như một mảnh sao …  băng giữa lòng vũ trụ …

     

    … Ngày tháng trôi qua …  Những cánh diều đã bay bổng đầy trời.  Mùi lúa rơm trên sân của những nông gia đã bắt đầu nồng lên cái hương vị của đồng quê.  Những ngày giao mùa của năm nay đối với tôi như có một chút gì khác thường, mùa xuân từ giã có sớm hơn và do đó, mùa hạ đến cũng có phần vội vã.

     

    … Một buổi chiều, … một chiều kết thúc mùa xuân và khai mầm cho mùa hạ. Trời rất nóng.  Bầu trời phía tây một màu hổ-hoàng xen lẫn với những đám mây đen xám.  Tôi có cảm tưởng như xứ nào đó ở chân trời tây ấy đang bị hỏa hoạn.  Không một gợn gió.  Những cánh diều lao đao từ trên không rơi xuống đất như những con chim bị nạn.  Mấy rặng tre trước cổng chùa đều đứng yên như trong một bức sơn thủy.  Bỗng nột tiếng sấm xé trời mà âm vang vọng lại tận lòng tôi,  rồi một cơn gió lốc hốt cả bao nhiêu cát bụi bốc lên mịt mù.

     

    Bọn tôi ngừng cuộc đá bóng đang tiếp diễn đầy thú vị trên một đám ruộng vừa gặt được vài hôm.  Một linh tính gì, một trực giác nào hay một động lực vô hình nào thúc dục tôi rời ngay bọn đồng hội, tất tả chạy về nhà.  Dọc đường tôi hồi hộp, bàng hoàng.  Tôi linh cảm một việc gì không lành đang chờ đón tôi ở nhà.  Rất có thể ba mẹ tôi đang cãi nhau về một chuyện gì.

     

    Đến đầu ngõ, nhìn vội vào nhà, tôi thấy một cô gái nhỏ, đó là Liên-Hy, đang ngồi với chị tôi trên chiếc giường ở chái bên như thường lệ.  Tôi chạy vụt ra sau nhà kê tai vào kẽ phên nghe ngóng.  Người tôi đang nóng bừng vì hoạt động và vì thời tiết, thì tôi bỗng cảm thấy một sức lạnh từ lồng ngực chuyển nhanh ra cả toàn thân.  Mồ hôi của hai trạng thái nóng lạnh cứ nối tiếp nhau chảy từ đầu đến chân.  Tôi nghe tiếng chị tôi hỏi :

     

    – Mẹ ơi !  Mẹ có cất chiếc áo dài bông-bay màu xanh lơ của Liên-Hy mà con treo ở mắc áo không ?

     

    Mẹ tôi lúng túng chưa kịp trả lời thì chị tôi vụt chạy xuống bếp nói thầm với mẹ tôi mấy câu rồi trở lên lại với Liên-Hy.  Tôi trông thấy chị tôi biến sắc trong khi nói với nàng :

     

    – Liên-Hy à !  Chị đã làm xong cái ”, chỉ còn kết vào là xong, nhưng sáng nay ch phi đi vắng, mẹ chị sợ mất nên cất vào rương.  Em ngồi chơi một lát, cậu chị về có chìa khóa chị lấy đưa em.  Hay nếu không gấp thì sáng mai chị vào chơi sẽ mang cho em.

     

    Tôi suy nghĩ và cố tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra.  Tôi nghe tiếng nói nhỏ nhẹ của Liên-Hy :

     

    – Chị Tâm ơi ! Sáng sớm em phải đi rước lễ Vạn-Thọ.  Và chừ còn sớm, em ngồi chơi với chị một chút chờ bác về chị lấy đưa em cũng được.

     

    Chị tôi gật đầu miễng cưỡng.  Tôi biết có sự gì không lành đang diễn ra trong nhà.  Bỗng chị tôi đứng dậy như có một sự suy tính trước, cầm tay Liên-Hy chị tôi nói :

     

    – Em đi với chị ra đầu xóm chơi coi có gặp cậu chị thì lấy chìa khóa.

     

    Hai người ra khỏi ngõ, mẹ tôi chạy lên nhà, vào phòng lục soát một lúc rồi gọi tôi vào trao cho tôi một gói bọc bằng chiếc khăng quàng mỏng mà tôi thường thấy chị tôi dùng trong mấy tháng lạnh vừa qua.  Mẹ tôi bảo khẻ vào tai tôi :

     

    - Con đem gói ni ra ngoài dì Hạnh mà nói : thưa dì mẹ con biểu con đưa gói ni nhờ dì giữ và thế vô gói ngày hôm qua mẹ con đã đưa nhờ dì cầm dùm.

     

    Tôi vâng lời mẹ tôi.  Bà Hạnh hỏi tôi với vẻ bận rộn của một bà nhà giàu :

     

    – Có phải cái áo bông-bay xanh ngày hôm qua không ?  Làm chi mà lôi thôi lắm rứa.

     

    Tôi ngơ ngác chưa kịp trả lời thì bà Hạnh đã tháo tung cái gói của tôi ra.  Tôi thấy rõ một chiếc áo đen dài vải ba-ga và một quần trắng vải quyến. Đó là bộ quần áo duy nhất tôi mặc đi học hằng ngày.  Cũng với bộ quần áo ấy, sáng mai tôi đi rước lễ Vạn-Thọ và lãnh bánh như mấy năm qua.  Tôi nghẹn ngào đến ứa nước mắt.

     

    Sau khi thỏa thuận, bà Hạnh soạn trong tủ chứa đồ một gói khác, gói bằng giấy báo cũ, trao cho tôi.  Tôi bùi ngùi mang về.  Nhìn qua những lỗ rách của giấy báo, một màu xanh lơ lộ ra làm đen tối cả mắt tôi.  Cả người tôi run lên.  Hai chân tôi nặng trũi, nặng đến nỗi tôi cảm thấy không đủ sức lết về tới nhà.  Tôi ngẩn ngơ,  buồn rầu và thất vọng.

     

    Bỗng một tiếng sấm xé trời, tiếp theo là những giọt mưa lắc rắc.  Tôi bất giác rùng minh, chạy một mạch về nhà trao chiếc áo cho mẹ tôi rồi chạy thẳng ra góc vườn ngồi khóc.

     

     

    ***

     

    Sáng hôm sau, nằm lì trên giường như một người ốm, tôi lắng nghe – qua ánh nắng trong lành của ban mai – những tiếng đồng hô, của từng đoàn học sinh trường tôi và nhiều trường khác, từ ngoài đập đá vọng về :

     

     Đại-Nam vạn-tuế . . .   Hoàng-Đế vạn-tuế  . . .

     

    Tôi khóc thầm và tự hỏi :

     

     Không biết có ai nhận ra trong những loạt khẩu hiệu đồng hô kia đã thiếu tiếng của tôi  .

     

    Từ phút ấy, một ý nghĩ chua xót đến chiếm cứ lòng tôi :

     

     Vĩnh biệt !  . . . tuổi thơ và diễm ảo ! 

     

      

     

     

     

                                                                               TRẦN THANH DIỆU


    votre commentaire
  • Lệ đá

    Nhạc : Trần Trịnh

    Thơ : Thơ Hà Huyền Chi

    http://www.blogg.org/f.php?m=admin&a=contenu

     

    Hỏi đá xanh riêu bao nhiêu tuổi đời

    Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời

    Hỏi những đêm sâu đèn vàng héo hắc

    Ái ân bây giờ là nước mắt

    Cuối hồn một thoáng nhớ mong manh

     

    Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn

    Xoải cánh cô đơn bay trong chiều vàng

    Và ước mong sao trời đừng bão tố

    Để yêu thương càng nhiều gắn bó

    Tháng ngày là men say hồn thơ

     

    Tình yêu đã vỗ cánh rồi

    Là hoa góp mặt cho đời

    Chắc chiu kỷ niệm dĩ vãng

    Em nhớ gì không em ơi.

     

    Màu áo thiên thanh thơ ngây ngày nào

    Chìm khut trong mưa mưa bay rạt rào.

    Đọc lá thư xưa một trời luyến tiếc,

    Nhớ môi em và màu mắt biếc,

    Suối hẹn hò trăng thanh đầu non.

     

    ***

    With Khanh Ly's voice

     

    Tears from stones

    Translation by Kitty

     

    Just ask the old mossy stone

    The wind who had come from far away

    And ask the late dimly lit nights

    They'll say that what was love is now tears

    Leaving a lingering sorrow in the bottom of your heart

     

    I was just like a stray bird

    Soaring alone in the yellowish dusky sky

    Wishing the weather would not turn into storm

    So as love may flourish

    And days, months become a source of poetry.

     

    Love now has gone for ever,

    It was just like a flower that appears then fades away.

    I cherish every memory of the past,

    Do you remember any of these, my darling ?

     

    The pure pale blue colour of your old dress,

    Blurred behind the rainy curtain of those days.

    In re-reading the old letters,

    An ocean of memories re-emerges.

    I remember your lips, your limpid eyes,

    And the spring where we used to meet

    At the foothill under the bright moonlight.

     

     

     


    votre commentaire